Cốt truyện Tân Tam Quốc Chí
Để chơi 1 tựa game bất kỳ đặc biệt là về lịch sử và chiến lược thì cốt truyện sẽ đóng góp phần lớn vào xây dựng tính năng của game. Chính vì thế bài viết này HPCode gửi tới bạn đọc Cốt Truyện Tân Tam Quốc Chí để mọi người cùng tìm hiểu.
Nếu bạn chưa đọc qua giới thiệu về game và cách tải có thể xem tại bài viết này
>>> Game Tân Tam Quốc Chí - Phiên Bản Chiến Lược
Dưới đây là nội dung chi tiết về CỐT TRUYỆN
"Trường giang cuồn cuộn chảy về Đông
Bạc đầu ngọn song cuốn anh hung
Thịnh suy cơ đồ bỗng tay không
Núi xanh nguyên vẹn cũ
Bao độ ánh chiều tà
Bạn ngư tiều dãi dầu trên bãi
Vốn đã quen gió mát trăng trong
Một vò rượi nếp vui bạn cũ
Chuyện đời tàn trong chén rượi nồng"
Tháng 2 năm 184, Loạn Khăn Vàng bộc phát, quần hung thiên hạ cùng đừng lên thảo phạt.Nghe tin Trung lang tướng Lư Thực đang giao chiến với Trường Giác tại Quảng Tông, hào kiệt từ phương đều tới hỗ trợ. Trước sự tấn công dung mãnh của Hoàng Phủ Tung và Chu Tuấn. Giặc khăn vàng phải tháo chạy đến tận Trường Xã. Nhân lúc đêm tối, quân Hoàng Phù Tùng đã tiến hành tập kích.
Quân Khăn Vàng liên tiếp thất bại, hào kiệt bốn phương và quân Hoàng Phù Tung thừa thắng tấn công. Cuối cùng đã bao vây được Trương Bảo tại Cự Lộc.
Quân Hoàng Phủ Tung và Chu Tuấn đánh giặc khăn vàng tại Toánh Xuyên. Quân phản loạn không thể địch lại, trong lúc tàn binh tháo chạy thì lại gặp phải quân Tào Tháo.
Tháng 11 năm 184, Hoàng Phủ Tung cùng thái thú Cự Lộc tấn công và hạ được khúc Dương. Tiêu diệt thành công Trương bảo, bắt được hơn 10 vạn người. Loạn Khăn vàng đã bị dập tắt.
Năm 191, Công tôn Toản và Viên Thiệu tranh đoạt Ký Châu. Công Tôn Toản đóng quân tại Bàn Hà, Viên Thiệu dẫn đại quân ứng chiến tại Kiều Giới.
Năm 193, khi Tào Đằng chạy về Duyện Châu lánh nạn thì bị thuocj hạ là Đào Khiêm giết hại. Tào Tháo vô cùng tức giận, khởi binh báo thù, liên tiếp đoạt lại hơn 10 thành của Đào Khiêm, giết hơn 10 vạn bách tính.
Nhân lúc Tào tháo đánh Đào Khiên, hai tướng thay Tào Tháo trấn thủ Duyện Châu là Trương Mạc và Trần Cung đã tạo phản, làm nội ứng giúp Lữ Bố tấn công Duyên Châu.
Năm 197, Trương Tú đầu hàng Tào Tháo tại Uyên Thành. Do vợ của chú Trương Tú bị Tào Tháo cướp mất nên y vô cùng tức giận. Một lần nữa phản lại Tào Tháo theo lời khuyên mưu sĩ Giả Hủ.
Năm 198, Viên Thiệu và Công Tôn Toản đại chiến lần cuối cùng. Công Tôn Toản trốn trong thành Dịch Kinh, chỉ thủ chứ không công. Viện Thiệu cử quân mai phục nhằm dụ Công Tôn Toản ra ngoài thành.
Cuối thời Đông hán, Hán Linh Đế không màng triều chính, tin dùng bọn Thập Thường Thị như Trương Nhượng, mặc kệ bọn hoạn quan lũng loạn triều đình, khiến lòng người bất phục, nguy cơ Hán thất sụp đổ trở nên lớn hơn bao giờ hết.
Năm 189, loạn Thập Thường Thị được dẹp, thì lại đến loạn Đổng Trác. Đổng Trác sau khi vào Lạc Dương ngày càng bạo ngược, 1 tay thao túng triều đình, khiến chư hầu thiên hẹ không thể để yên và lần lượt khởi binh.
18 chư hầu kết thành liên minh để thảo phạt Đổng Trác, thế quân như vũ bão. Đổng Trác kinh hãi, đích thân dẫn đại quân Tây Lương tới Hổ Lao Quan nghênh chiến.
Đổng Trác sau khi bị các chư hầu đánh bại tại Hổ Lao Quan, đã đưa Thiên tử và các quan dời đô tới Trường An. Trước khi đi, y đã ra lệnh phóng hỏa thiêu rụi Lạc Dương, khai quật hết lăng mộ của các Tiên Hoàng. Khiến trong vòng trăm dặm quanh Lạc Dương không có lấy 1 tiếng gà kêu chó sủa.
Đổng Trác lũng loạn triều chính, bá quan cùng bách tính đều vô cùng thống khổ. Để tiêu trừ Đồng Trác, tư đồ Vương Doãn đã nhờ đến con gái là Điêu Thuyền lập mỹ nhân kế, ly gián Đổng Trác và Lữ Bố.
Tháng 8 năm 194, Thào Tháo dẫn quân tấn công Bộc Dương, nhưng liên tục thất bại trước Lữ Bố. Tào Tháo nhân lúc Lữ Bố đắc thắng đã tập kích Bộc Dương trong đêm, nhưng Lữ Bố đã có phòng bị, quân Tào Tháo bị vây đánh , rơi vòng khổ chiến.
Trong khi Lưu Bị phụng chỉ đi thảo phạt Viên Thuật, thì Trường Phi lại say xỉn và lơi lỏng phòng bị, để Tào Báo và Lữ Bó nội ứng ngoại hợp, tập kích thành Từ Châu trong đêm.
Năm 195, Viên Thuật dẫn đại quân tấn công Lưu Bị. Lữ Bố mở tiệc rượu mời Kỳ Linh và Lưu Bị, sau đó dùng cung thuật điệu nghệ của mình để giảng hòa hai bên.
Năm 199, Tào Tháo tấn công Hạ Bi nhiều lân nhưng không có kết quả, đang băn khoăn có nên rút về Hứa Xương hay không thì Quách Gia đã hiến kế thủy công để chiếm Hạ Bì.
Lữ Bố bị vây trong biển nước, ngày đêm uống rượu, không nghe theo sách lược của Trần Cung, sau cùng bị thuộc hạ làm phản, bị trói lại trong khi ngủ và giải tới trước Tào Tháo.
Năm 200, vào giai đoạn đầu của Trận Quan Độ, tiên phong của Viên Thiệu là Nhan Lương đã giao chiến với thuộc hạ của Tào Tháo là Lưu Diên tại Bạch Mã. Tào Tháo liên tiếp mất mấy tướng, đành phái Quan Vũ ra nghênh chiến.
Sau trận Bạch Mã, Tào Tháo về Quan Độ nhưng vẫn không cam lòng, liền bố trí quân mai phục tại Diên Tân, Dụ quân Viên Thiệu vào sầu rồi đánh bại.
Liên tiếp bị mất 2 đại tướng trong trận Diên Tân và Bạch Mã, Viên Thiệu trút giận lên Hứa Du vốn là bạn cũ của Tào Tháo. Hứa Du nổi giận, phản bội và đầu quân sang Tào Tháo.
Biết được Viên Thiệu đặt lương thảo tại Ô Sào, Tào Tháo nghe theo lời khuyên của Hứa Du để Tào nhân thủ trại, đích thân dẫn quân tập kích Ô Sào trong đêm.
Năm 201, Viện Thiệu tập trung tái chiến với Tào Tháo tại Thương Đình. Mưu sĩ Trình Dục hiến kế thập diện mai phục, Tào Tháo đánh tan được quân Viên Thiệu, thống nhất phương bắc.
Tôn Sách dân quân thảo phạt Lưu Do, trên đường về vào miếu Nam Hán Quang Võ bái lễ thì gặp phải Thái Sứ Từ, oan gia ngõ hẹp gặp nhau, 2 bên giao đấu hơn 100 hiệp vẫn bất phân thắng bại.
Năm 195, Tôn Sách thoát lu Viên Thuật, lần lượt đánh bại Lưu Do, Nghiệm Bạch Hổ và Vương Lãng, diệt trừ sạch các thế lực chia cắt Giang Đông. Thống nhất toàn vùng Giang Đông.
Năm 200, Tôn Sách đi săn bên ngoài thì bị môn khách của Hứa Công ám sát và sau đó qua đời. Không lâu sau, em trai Tôn Sách là Tôn Quyền trở thành chủ nhân mới thống lĩnh Giang Đông.
Sau khi Tôn Quyền lên nắm binh quyền, đã cùng 1 tướng Đông Ngô là Lăng Tháo dẫn quân thảo phạt Hoàng Tổ. Khi vào tới Hạ Khấu, Lăng Tháo đi trước làm tiên phong tấn công, không may trúng tên mà chết.
Năm 208, nghe lời khuyên của Cam Ninh, Tôn Quyền và Chu Du bỏ qua tang chế, khởi binh thảo phạt thuộc hạ của Lưu Biểu là Hoàng Tổ, báo thù cho cha.
Năm 208, Tào Tháo dẫn quân xuống phía Nam để liên kết với Đông Ngô cùng nhau chống Tào. Gia Cát Lượng 1 mình tới Đông ngô, hung biện với các nho sĩ Đông Ngô nhằm tìm ra cơ hội liên minh.
Gia Cát Lượng nói với Chu Du rằng, Thào Tháo đã cho xây dựng Đồng Tước Đài tại Nghiệp Thành và muốn cùng Nhị Kiêu an hưởng tuổi già tại đó. Chu Du phẫn nộ, ngay lập tức hứa kết liên minh cùng Lưu Bị để chống Tào Tháo.
Đại quân Tào Tháo sắp tới, Chu Du thuyết phục thành công Tôn Quyền, chính thức kết liên minh cùng Lưu Bị, xuất binh chống Tào.
Chu Du muốn thử Khổng Minh nhưng không thành, ngược lại còn bị kích động xuất chiến. Chu Du đích thân dẫn quân giao chiến với quân Tào Tháo tại Tam Giang Khẩu, dựa vào thủy quân tinh nhuệ, trận mở màn đã dành được thắng lợi áp đảo.
Để diệt trừ Khổng Minh, Chu Du ra lệnh cho Khổng Minh phải chế ra mười vạn mũi tên trong 3 ngày. Khổng Minh lợi dụng màn sương mù trong đêm, lấy được thành công 10 vạn mũi tên từ quân Tào.
Mọi thắc mắc hoặc cần hỗ trợ xin vui lòng liên hệ:
HOTLINE: 098.773.2468
Email: Hotro@hpcode.vn
Fanpage: www.fb.com/hpcode.vn